Cơ cấu tổ chức Nhóm Triển khai Chiến tranh Đặc biệt Hải quân Hoa Kỳ

DEVGRU thuộc biên chế của Bộ Tư lệnh Chiến tranh Đặc biệt Hải quân Hoa Kỳ (NAVSPECWARCOM) nhưng quyền kiểm soát tác chiến trực thuộc Bộ Tư lệnh Chiến dịch Đặc biệt Liên quân (JSOC). DEVGRU trong biên chế NAVSPECWARCOM tương đương cấp của một Liên đoàn Chiến tranh Đặc biệt Hải quân (Naval Special Warfare Group) trực thuộc NAVSPECWARCOM, với tư lệnh cấp Đại tá (bậc lương O-6). Theo báo cáo năm tài khóa 2014, DEVGRU có khoảng 1787 nhân viên, với 1342 nhân viên quân sư và 445 nhân viên dân sự, trong số nhân viên quân sự, 300 người là đặc công và 50-60 người là sĩ quan đặc công.[2]

DEVGRU được chia thành các Chiến đoàn Phát triển và Đánh giá Chiến thuật (Tactical Development and Evaluation Squadron, TACDEVRON) tương đương cấp của một Đội SEAL hay Đội Thuyền Đặc biệt, với mã số, màu, biểu tượng và biệt danh riêng:[3][4]

  • Chiến đoàn Xanh (Blue Squadron): Công kích, biệt danh Hải tặc (Pirate)
  • Chiến đoàn Vàng (Gold Squadron): Công kích, biệt danh Kỵ sĩ (Knight), Thập tự quân (Crusader)
  • Chiến đoàn Đỏ (Red Squadron): Công kích, tham gia chiến dịch tiêu diệt Osama bin Laden, biệt danh Bộ lạc (Tribe), Người da đỏ (Redman)
  • Chiến đoàn Bạc (Silver Squadron): Công kích, thành lập 2008, dùng biểu tượng và nhân sự từ 3 chiến đoàn công kích khác
  • Chiến đoàn Đen (Black Squadron): Do thám, trinh sát, gián điệp, có cả nhân viên nữ để tạo vỏ bọc do thám
  • Chiến đoàn Xám (Gray Squadron): Vận tải, yểm trợ, biệt danh Viking
  • Đội Xanh Lục (Green Team): Xét tuyển và đào tạo

Mỗi chiến đoàn công kích được lãnh đạo bởi một Trung tá (O-5). Mỗi chiến đoàn được chia thành 3 trung đội (troop), mỗi trung đội được lãnh đạo bởi một Thiếu tá (O-4), và được cố vấn bởi một thường vụ, cấp bậc Thượng sĩ (E-9) hay Trung sĩ nhất (E-8). Một trung đội bao gồm các đội nhỏ hơn, với đội trưởng là Thượng sĩ (E-9) hay Trung sĩ nhất (E-8), cấp phó thường vụ là Trung sĩ nhất (E-8) hay Trung sĩ (E-7), và các thành viên khác từ cấp Trung sĩ (E-7) Hạ sĩ nhì (E-5), mỗi người có vai trò riêng.[5] Các chiến đoàn được hỗ trợ bởi các chuyên viên viễn thông liên lạc, mật mã, công nghệ thông tin, rà phá bom mìn, quân khuyển, tình báo, hậu cần, phòng chống vũ khí hủy diệt hàng loạt và đôi khi là điều khiển không lưu và không kích từ Phi đội Tác chiến Đặc biệt 24 của Không quân Hoa Kỳ.

Vệ sĩ DEVGRU bảo vệ Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai

Tư lệnh

  • 1980 - 1983: Trung tá Richard Marcinko
  • 1983 - 1986: Trung tá Robert A. Gormly
  • 1986 - 1988: Trung tá Thomas E. Murphy
  • 1988 - 1990: Đại tá Richard TP Woolard
  • 1990 -1992: Đại tá Ronald E. Yeaw
  • 1992 - 1994: Đại tá Thomas G. Moser
  • 1994 - 1997: Đại tá Eric T. Olson
  • 1997 - 1999: Đại tá Albert M. Calland III
  • 2001 - 2003: Đại tá Joseph D. Kernan
  • 2003 - 2005: Đại tá Edward G. Winters III
  • 2005 - 2007: Đại tá Scott P. Moore
  • 2007 - 2009: Đại tá Brian L. Losey
  • 2009 - 2011: Đại tá Perry F. Vanhooser
  • 2011 - 2013: Đại tá Hugh W. Howard III

Xét tuyển và đào tạo

Ứng viên DEVGRU được tuyển mộ thông qua việc nộp hồ sơ ứng tuyển và khóa huấn luyện "Green Team".

Quảng cáo tuyển mộ DEVGRU, 2007

Mọi ứng viên ứng tuyển vào DEVGRU đều đến từ Bộ Tư lệnh Chiến tranh Đặc biệt Hải quân Hoa Kỳ (United States Naval Special Warfare Command/NAVSPECWARCOM) hay trong Hải quân như các đặc công hải quân/người nhái SEAL từ các đội SEAL (SEAL Team) hay Đội Phương tiện Vận chuyển SEAL (SEAL Delivery Vehicle Team), thuyền viên chiến dịch đặc biệt (Special Warfare Combatant-craft Crewman) từ Đội Thuyền Đặc biệt (Special Boat Team, thuộc NAVSPECWARCOM), các công binh rà phá bom mìn (EOD) hay quân y thủy bộ trinh sát (Special Amphibious Reconnaissance Corpsman) Hải quân công tác tại các đơn vị trinh sát và biệt kích Thủy quân lục chiến. Sau khi nộp hồ sơ, thông tin cá nhân và ảnh của họ sẽ được dán trên tường ở hành lang tại tổng hành dinh DEVGRU để từng thành viên DEVGRU quyết định cho gia nhập đơn vị hay không.[6]

Nếu ứng viên được chấp thuận, họ sẽ góp mặt vào khóa huấn luyện "Green Team" kéo dài hơn nửa năm, tương tự OTC của Delta và chỉ diễn ra một lần trong năm, nơi thường có 50% binh sĩ thất bại. DEVGRU được huấn luyện sâu hơn đơn vị bạn là Delta về các hoạt động tác chiến trên biển và bơi lặn do đặc thù của hải quân.[6] Nội dung huấn luyện bao gồm chiến đấu trong môi trường đô thị, cận chiến trong nhà tập bắn, tiêu diệt mục tiêu khủng bố bằng súng ngắn và tiểu liên, huấn luyện nhiệm vụ công kích và lên kế hoạch tác chiến, điều phối, định hướng và phương án tiếp cận và rút đi, tác chiến môi trường băng tuyết, nhảy dù tầm cao, lái xe nâng cao, đánh chiếm các mục tiêu trên biên như giàn khoan dầu và giải cứu tàu bị cướp biển tấn công, leo núi, chiến đấu trên đất liền, bắn tỉa, bộc phá, kỹ năng sinh tồn, kỹ năng do thámtrinh sát, mở khóa xe và két.[3] Các ứng viên phải thực hiện hết sức, và huấn luyện viên sẽ đánh giá các ứng viên trong suốt khóa huấn luyện Green Team. Sau khi Green Team kết thúc, các ứng viên được chọn sẽ gia nhập các Chiến đoàn, còn các ứng viên không được chọn sẽ quay về đơn vị SEAL cũ.

Tương tự như Lực lượng Delta, DEVGRU dùng đạn thật

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhóm Triển khai Chiến tranh Đặc biệt Hải quân Hoa Kỳ http://foreignpolicy.com/2015/07/27/seal-team-6-by... http://www.sealteam.com/ http://www.shadowspear.com/united-states-special-o... http://www.globalsecurity.org/military/agency/navy... http://www.veterantributes.org https://www.nytimes.com/interactive/2015/05/27/wor... https://sofrep.com/news/sofrep-2012-greatest-hits-... https://vnexpress.net/nhung-khac-biet-giua-hai-doi... https://web.archive.org/web/20150728191731/http://... https://www.globalsecurity.org/military/agency/nav...